Đồng hồ vạn năng dùng để làm gì? Ứng Dụng Đồng Hồ Vạn Năng Đo Điện
Để quá trình kiểm tra và sửa chữa điện, điện tử diễn ra thuận lợi và nhanh chóng; các chuyên gia ngành điện cần phải có sự hỗ trợ của thiết bị đồng hồ vạn năng hay còn gọi đồng hồ đo đa năng, đồng hồ đa năng… Tuy nhiên, đồng hồ vạn năng dùng để làm gì thì không phải ai cũng nắm rõ. Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!
Đồng hồ vạn năng dùng để làm gì?
Đồng hồ vạn năng dùng để đo:
A. Cường độ dòng điện
B. Điện áp
C. Điện dung
D. Tất cả các đáp án kể trên.
=>> Đáp án đúng là D. Tất cả các đáp án kể trên
Giải thích lý do vì sao chọn đáp án D cho câu hỏi đồng hồ vạn năng để làm gì?
Đồng hồ vạn năng là thiết bị điện tử đo điện đa chức năng. Chức năng chính của đồng hồ là dùng để kiểm tra và đo các thông số của dòng điện AC/DC gồm: cường độ dòng điện, đo điện dung, đo điện áp, đo điện trở, tần số, đo kiểm tra diode, thậm chí có dòng sản phẩm còn đo nhiệt độ… Như vậy, lựa chọn đáp án D cho câu hỏi đồng hồ vạn năng dùng để làm gì là hoàn toàn hợp lý.
Đồng hồ vạn năng là gì?
Như đã đề cập ở trên, đồng hồ vạn năng còn được gọi đồng hồ đo đa năng, đồng hồ đa năng; là thiết bị điện tử có khả năng đo điện đa chức năng. Thiết bị này dùng để đo và kiểm tra nhanh các thông số điện một chiều, xoay chiều như: cường độ dòng điện, điện trở, điện dung, điện áp, tần số, kiểm tra diode, kiểm tra liên tục, nhiệt độ…
Đồng hồ vạn năng gồm có hai loại chính gồm đồng hồ đo đa năng bằng kim và đồng hồ đo đa năng hiển thị số. Sản phẩm được cấu tạo từ các linh kiện điện tử chủ động và sử dụng nguồn điện chủ yếu là pin. Kết quả đo được hiển thị trên màn hình hay chỉ số của kim đồng hồ tùy loại đồng hồ. Người dùng có thể lựa chọn đơn vị đo, thang đo hay các vi chỉnh bằng các nút bấm hoặc công tắc nhiều nấc được thiết kế trên thiết bị. Với một số dòng đồng hồ vạn năng hiện đại có khả năng tự động chọn thang đo phù hợp thì không cần đến sự tác động của người dùng.
Cấu tạo đồng hồ vạn năng
Cấu tạo đồng hồ vạn năng số
Đồng hồ vạn năng số sử dụng các linh kiện điện tử chủ động để đo và tính toán các thông số của dòng điện nên cần có nguồn điện như pin. Sản phẩm có cấu tạo nhỏ gọn giúp việc di chuyển thuận tiện và dễ dàng hơn. Cấu tạo của đồng hồ vạn năng số gồm các bộ phận cơ bản sau:
- V~: Biểu tượng của thang đo điện áp xoay chiều.
- V- : Biểu tượng của thang đo điện áp một chiều.
- A~: Biểu tượng của thang đo dòng điện xoay chiều.
- A- : Biểu tượng của thang đo dòng điện một chiều.
- Ω: Biểu tượng của thang đo điện trở.
- F: Biểu tượng của thang đo điện dung.
- hFE: Biểu tượng của thang đo hệ số khuyếch đại dòng tĩnh.
- Màn hình LCD:
- Giắc cắm thường nằm ở cuối của đồng hồ, gồm có giắc đỏ và giắc đen.
- Núm vặn giúp lựa chọn các thang đo và dải đo phù hợp.
- Hold: Là nút giữ dữ liệu, đảm bảo kết quả đóng băng cho phép theo dõi và đọc kết quả dễ dàng.
- Giắc mA (milliamp, microamp): Được ký hiệu mA, µA, đầu dò thử nghiệm màu đỏ cho phép.
- Giắc chân COM được ký hiệu COM. Cần kết nối với đầu dò màu đen khi sử dụng.
- Ngoài ra, trên đồng hồ vạn năng còn có Rangez, nút backlight, nút bật, tắt nguồn…
Bạn xem toàn bộ bài viết tại đây nhé: https://giaiphapdokiem.vn/dong-ho-van-nang-dung-de-lam-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét