Hướng dẫn cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng đơn giản và hiệu quả

Đúng như tên gọi, đồng hồ vạn năng có rất nhiều công dụng khác nhau, có thể dùng để đo dòng điện, đo thông mạch, đo điện áp, đo điện trở… Các kỹ sư điện, thợ điện luôn mang theo thiết bị này bên mình trong suốt quá trình làm việc. Tuy nhiên với những người không có nhiều kinh nghiệm sẽ không biết cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng như thế nào là chính xác nhất. Sau đây Giải Pháp Đo Kiểm sẽ mô tả chi tiết, những ai đang quan tâm có thể tham khảo nhé.

Đồng hồ vạn năng là gì?

Đồng hồ vạn năng còn được gọi đồng hồ đo đa năng hay đồng hồ đa năng. Thiết bị có khả năng đo dòng điện, đo điện trở, đo điện áp… Ngoài ra, đồng hồ vạn năng còn có công dụng như một ampe kế, ohm kế, vôn kế nên còn được gọi là vôn ohm milimet (VOM).



Hướng dẫn cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng kim

Đối với đồng hồ vạn năng kim mặc dù hạn chế một số chức năng nhưng khi đo điện trở, thiết bị vẫn đảm bảo cho kết quả nhanh và chính xác. Và để đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng kim, người dùng cần thực hiện theo 3 bước sau đây:

Bước 1: Trước tiên, cần chọn dải đo phù hợp cho đồng hồ vạn năng kim.

Bước 2: Tiến hành chèn đầu dò vào các giắc trên đồng hồ. Lưu ý, cần chèn 2 đầu dò vào 2 chân là COM và Ohm.

Bước 3: Cuối cùng hãy đặt que đo vào 2 đầu điện trở. Sau đó giá trị đo được sẽ tính theo công thức: Giá trị đo = chỉ số thang đo x thang đo



Lưu ý khi đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng kim

Cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng kim khá đơn giản nhưng khi sử dụng người dùng cần lưu ý:

  • Trước tiên hãy đưa đồng hồ về 0 bằng cách đặt chạm 2 đầu dò với nhau để tạo ra một mạch ngắn. Và tiếp tục điều chỉnh zero để thiết bị hiển thị 0 Ohm.
  • Trong quá trình thực hiện phép đo, hãy tắt đồng hồ và chuyển công tắc chức năng sang dải điện áp cao. Mục đích là để tránh tình trạng chọn không đúng phạm vi và chức năng cho những phép đo tiếp theo.

Cách đọc kết quả đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng kim

Thông thường, đồng hồ vạn năng kim sử dụng một thang đo điện trở di chuyển từ phải sang trái. Với những người dùng chưa có kinh nghiệm rất dễ đọc kết quả bị sai số.

Thiết bị có núm vặn hoặc công tắc, chỉ cần chạm các đầu dò với nhau, sau đó điều chỉnh núm cho đến khi kim chỉ 0 Ohm trên màn hình.

Ví dụ điển hình:

Thực hiện một phép đo với điện trở ngẫu nhiên, người dùng hãy thiết lập đồng hồ vạn năng kim về thang đo 20 kilo-ohms và dùng đầu dò chạm vào cả hai đầu.

  • Thiết bị sẽ hiển thị ra các kết quả gồm: – 0, 1 hoặc một số ngẫu nhiên.
  • Trường hợp kết quả bằng 1 hoặc OL nghĩa là đồng hồ bị quá tải, cần điều chỉnh lại thang đo lớn hơn.
  • Nếu giá trị điện trở bằng 0 là do bạn để thang đo quá cao. Lúc này thay vì để kilo-ohms hãy giảm tỷ lệ thành ohms.
  • Còn nếu đồng hồ hiển thị một số ngẫu nhiên nào đó, tức là người dùng đã chọn đúng phạm vi và hãy tiếp nhận giá trị của điện trở.

Bạn xem toàn bộ thông tin về cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng tại đây nhé: https://giaiphapdokiem.vn/cach-do-dien-tro-bang-dong-ho-van-nang/


🔥🔥 Bạn tìm hiểu thêm thông tin tại: 

✅ Pinterest: https://www.pinterest.com/pin/1045116657254185744/

✅ Linkedin: https://www.linkedin.com/showcase/cach-do-dien-tro-bang-dong-ho-van-nang/

✅ Google Group: https://groups.google.com/g/cong-ty-co-phan-giai-phap-do-kiem/c/ggiNvAtSa00

✅ Facebook: https://www.facebook.com/giaiphapdokiem/posts/pfbid02QPTpnnasB1bvFovDk6Yo7H2u2QKWrugPmuuXrm1erQ2cXXCrCP4JPeVt6Cjg5vdpl

✅ Google Site: https://sites.google.com/view/giaiphapdokiem/cach-do-dien-tro-bang-dong-ho-van-nang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến